Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hầu hết sinh viên miền bắc đều biết đến lô đề

XSVL-D, học viên ở Trung tâm Công nghệ thông tin ĐH Quốc gia TP.HCM (có địa điểm tại quận Thanh Xuân, Hà Nội), hớt hải báo chúng tôi một tin chẳng lành. Sau một hồi nghe, có lẽ D. phải tự “lưu đày biệt xứ” khỏi Hà Nội, nếu không các chủ nợ sẽ “làm thịt”.

Lô đề: ra đê cũng không thoát chủ nợ !
D. vốn quê Bắc Ninh, có chí học tập và… làm ăn. Học năm 2, tận dụng vốn kiến thức công nghệ thông tin của mình D. mở quán cà phê Internet ở làng sinh viên Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội với vốn đầu tư tới 70 triệu đồng.
Gia đình không phải là nhiều tiền, nhưng thấy con trai chững chạc trong học hành và chí thú làm ăn nên bố mẹ cũng đã vay anh em, ngân hàng cho con. Vài tháng đầu, khách đến quán của D. đông, chủ yếu là bạn bè trong lớp. Trừ tiền phí mạng, tiền điện, tiền nhà, mỗi tháng D. gửi 2 triệu đồng về cho các bác ở quê để trả nợ.
Sự việc tốt đẹp cho đến ngày D. biết về lô đề xo so ca mau, với tính toán: nếu chơi bình thường xác suất trúng là 1/99; còn chơi cả lô, xác suất lên tới 1/26. Thế là hôm nào cũng tính tính toán toán. Mỗi ngày D. mang vài trăm ngàn ra đánh, có hôm lên đỉnh điểm là vài triệu rải ra nhiều điểm.
Thua thì ham gỡ, được thì đập phá cho đã, vì vậy bao nhiêu tiền thu ở quán net cũng không đủ D. chơi. Thành thật cũng có hôm D. trúng gần 15 triệu đồng. Số tiền quá lớn, cảm thấy tự dưng có, và nghĩ rồi sẽ có nhiều lần như vậy nên D. đã cùng một số bạn bè đi ăn mừng ở “Niu”, một vũ trường nổi tiếng của Hà Nội, thay vì trả nợ bạn bè.

Chỉ vài tối là số tiền trên đã hết nhẵn. Vài tháng nay, con số may mắn đã không còn mỉm cười với D. và D. đã nợ tới 80 triệu đồng. Quán Internet đã gán nợ với 35 triệu.
Và D. không phải là “của hiếm”. Vòng quanh một số quán bar, vũ trường nổi tiếng ở Hà Nội dễ nhận ra, ngoại trừ một số con nhà giàu có tiền vào đây, phần lớn còn lại là dân các tỉnh vào “ăn chơi nhảy múa” nhờ trúng lô đề, cá độ bóng đá…
K., sinh viên ĐH Kiến trúc, quê ở Thái Nguyên, khi trúng lô đề vài chục triệu đã vào các sàn nhảy đập phá “cho biết đời, mấy khi có cơ hội như vậy!”.
7cc81d8ed1-1-images672873-lodejpg-095643
“Cắm” cả thẻ SV
Chúng tôi theo một tay bạn chơi lô đề khá sành của Trường ĐH KHXH & NV nhập mạng. Ông chủ ghi đề đã ở tuổi 60, dáng người đậm, danh nghĩa chính thức là chủ quán tạp phẩm, nhưng khi khách đến chơi lô đề thì ông trở thành chủ ghi lô đề với những mảnh giấy chi chít con số.
Người bạn cùng đi cho biết: đối tượng chơi lô đề ngoài một phần là dân lao động, buôn bán thì có tới 70% là sinh viên, học sinh các trường ĐH trên địa bàn quận Thanh Xuân thuê trọ gần đó. Người ít thì mỗi ngày 500.000 – 700.000đ tiền đề, nhiều thì vài ba trăm ngàn, vài triệu tiền lô.
H. ở Ninh Bình đang học Cao đẳng Giao thông vận tải cũng đang có nguy cơ phải nghỉ học do vỡ nợ đề. Xe máy Wave Thái, điện thoại di động mà bố mẹ mua cũng đã nằm trong tiệm cầm đồ mà không hẹn ngày trở lại. Từ 5-6 giờ tối, tới chợ Phùng Khoang SV tìm đến với lô đề tắc cả đường. Thời điểm công bố kết quả cũng là lúc khối kẻ dở khóc dở cười.
Một sinh viên tên H. ở Bắc Giang đã ngất đi nhiều lần khi không trúng một điểm lô nào, trong khi số tiền bỏ ra chơi lô hôm trước là 6,6 triệu đồng, hôm sau là 6,8 triệu, có từ việc “cắm” xe máy và vi tính.
Một số SV khi kẹt quá sẵn sàng đặt tài sản vào tiệm cầm đồ để lấy tiền chơi; không có tài sản thì mang luôn thẻ sinh viên ra cầm. Theo giới sành lô đề thì thẻ SV Học viện An ninh có giá nhất, “dẻo mỏ” có thể cầm được từ 70-100 triệu đồng. Tiếp sau là thẻ SV ĐH Kiến trúc, với 30-40 triệu đồng.
Một sinh viên tên C. của Học viện An ninh lấy thẻ sinh viên ra hiệu cầm đồ cầm được chiếc xe @. Sau đó cậu mang chiếc @ ra hiệu cầm đồ khác cầm với giá rẻ 40 triệu đồng để đổ vào lô đề…
Việc học sinh sinh viên thi nhau chơi lô đề đã tạo điều kiện cho các quán ghi đề mọc lên như nấm sau mưa; núp danh dưới những quán nước hay quán tạp phẩm với lợi nhuận được hưởng 30% số tiền mà khách hàng chơi đề tại quán của họ và 10% đối với những người chơi lô.
“Ngồi mát ăn bát vàng” nên các chủ quán cũng trang bị cho họ đầy đủ mọi thứ để liên lạc với khách hàng: điện thoại di động, Internet… Có khi những thứ đó do chính của SV “cắm” rồi… bỏ luôn vì không thể chuộc lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét