Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Nghiện vé số nhưng suốt đời không trúng giải

Trăng trối trước lúc qua đời, ông Lĩnh, 90 tuổi, mong con cháu mang 5 bao kỷ vật đặt dưới giường mình để chôn theo. Ngày tang lễ, nhớ lời ông, cậu cháu mở bao ra mới tá hỏa bởi bên trong chứa toàn vé số xsmb.


“Rất tiếc bố tôi chưa một lần trúng được giải cao. Lần trúng nhiều nhất là giải an ủi 100 triệu đồng, còn lại chỉ vài trăm nghìn. Cả nhà nhiều lần khuyên không nên mua, nhưng ông vẫn khăng khăng không chịu”, Châu, cô gái út vốn gần gũi với ông cụ nhất trong gia đình, nói.
Trước khi chôn đống vé số cùng chủ nhân của nó, đám cháu nhỏ đã ngồi đếm thử: mỗi bao có khoảng 5.000 tờ vé số, đủ các loại từ giá 200 đồng một tờ đến serie mới nhất là loại 10.000 đồng.
Cũng theo Châu, thú vui của bố cô kéo dài hơn 30 năm nay, kể từ khi ông chứng kiến cảnh bạn thân của mình từ một người nghèo nàn trở thành giàu có vì trúng số. “Từ đó, mỗi ngày bố đều mua một vài tờ vé số, dò không trúng, ông cụ không vứt đi mà giữ lại. Mấy bao kia chỉ là một phần thôi, phần còn lại ông đã đến chùa đốt hết từ năm 2009”, Châu nói.
Tìm hiểu từ nhiều đại lý vé xo so soc trang, những người nghiện mua vé số nhưng cả đời vẫn chưa một lần được thần tài mỉm cười như ông Châu, không phải ít. Nhiều người thậm chí còn chưa lần nào được trúng giải an ủi.
Một trong những người được dân bán vé dạo gọi là vua vé số, chính là ông Sáu nhà ở Tân Hiệp, Hóc Môn. Ngày nào cũng vậy, sau khi dùng ly cà phê sáng, ông Sáu lại bắt đầu chọn số. Người bán biết ý thường vây quanh ông để được chọn mua. Nhà không khá giả, nhưng mỗi ngày ông Sáu đều xin tiền con cái, bỏ ra từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng cho vé số. Trớ trêu thay, từ hơn 10 năm nay, giải cao nhất mà ông trúng chỉ có giá trị vài trăm nghìn đồng.

Con cái thấy bố dùng quá nhiều tiền, khuyên không nên chơi vé số. Người cha nhất định không nghe mà còn khẳng định rằng, ông chắc chắn sẽ trúng số do đêm nào cũng được báo mộng trúng độc đắc.
Không ít người vì quá nghèo nên mong mỏi mua vé số may mắn trúng thưởng để đổi đời nhanh. Không nhiều tiền vì được con cháu cho tiền như ông Sáu, cụ A Dìn – một người cơ nhỡ sống bằng nghề nhặt ve chai (đồng nát) tại quận 6 vẫn “mang nợ” vé số kiến thiết. Ngày thu hoạch được nhiều rác, ông mua hai vé, ngày ít thì nhịn ăn để sở hữu cho được ít nhất một vé. Hôm nào cũng phải tranh thủ bán ve chai để có tiền kịp giờ mua vé. Kẹt quá không có tiền, ông năn nỉ người bán vé số dạo quen cho mua thiếu rồi trả tiền sau.
“Ông Trời chưa thương cho trúng nhưng tôi vẫn quyết tâm đổi đời bằng cách mua vé số cầu may. Người nghèo như tôi, nếu không trúng số thì sao có được số tiền lớn”, ánh mắt ngời vẻ tự tin, cụ A Dìn nói. Tuy nhiên theo một số người bán vé số tại quận 6, người đàn ông nghèo này đã có gần 20 năm mua nhưng chưa lần nào lĩnh giải cao. Ước tính, nếu để dành tiền mua vé số, đến nay, A Dìn đã có được ít nhất vài chục triệu đồng.
Ông Lâm nhà ở quận 11, người từng có nhiều năm nghiện vé số nhưng đã cai được thú vui này, tâm sự: “Một lần nhẩm tính thấy mình tiêu tốn quá nhiều, tôi như thoát khỏi cơn mê và quyết định không mua thường nhật nữa”.
Không tin dị đoan, song theo ông Hậu cùng ở quận 11, việc trúng số hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn. Chính vì thế, “chuyện những người ít mua vé số, thi thoảng mua một lần lại trúng là không lạ. Ngược lại, có người mua cả đời, thậm chí mỗi ngày mua thật nhiều nhưng chưa bao giờ trúng cũng là điều không khó hiểu”.
Còn theo nhiều nhà khá giả đã mất vài trăm triệu cho tiền số mà chưa một lần trúng: “Với những người còn nghèo khó, nếu muốn cuộc sống khá hơn mà không rơi vào cảnh kiệt quệ, ngoài việc mua số cầu may, tốt nhất vẫn nên tiết kiệm để dành tiền”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét